Kỹ năng thoát hiểm cháy nổ: Trong thời gian gần đây, cả nước ta đang gióng lên hồi chuông báo động đỏ về tình trạng hỏa hoạn, cháy nổ ở khu dân cư. Nhất là những khu vực tập trung đông cư dân như: tòa nhà cao tầng, chung cư mini, nhà trọ cho thuê, nhà xưởng, quán karaoke,… Các vụ cháy luôn gây ra những thiệt hại thảm khốc đau thương về người và tài sản. Một số vụ cháy còn có những hệ lụy mất mát đau thương vẫn còn đó hay là đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng đáng buồn hơn cả là hỏa hoạn vẫn xảy ra và vẫn tiếp tục để lại những nỗi đau.
Do đó, việc trang bị cho bản thân cùng gia đình những kỹ năng thoát hiểm đám cháy là điều vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Để trong những tình huống khẩn cấp, ta có thể áp dụng nhanh nhất để thoát nạn. Giúp bảo vệ an toàn tính mạng cho bạn và mọi người xung quanh. Hãy cùng Sky Light bỏ túi ngay những kỹ năng sinh tồn thoát hiểm cơ bản khi xảy ra hỏa hoạn nhé!.
Những kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ/hỏa hoạn
Không một ai muốn phải đối mặt với các sự cố hỏa hoạn, cháy nổ – kể cả những người lính cứu hỏa. Tục ngữ “Phòng bệnh hơn chữa bệnh“. Việc chuẩn bị hành trang cho mình những kỹ năng cần thiết không bao giờ là thừa – chính là biện pháp phòng ngừa sự cố xảy ra tốt nhất.
Trước khi xảy ra cháy nổ bạn cần:
Tìm hiểu các biện pháp PCCC: | Biết cách sử dụng hệ thống báo cháy, bình chữa cháy và nắm rõ các lối thoát hiểm trong hệ thống tòa nhà. Trang bị thêm cho gia đình bạn mặt nạ lọc khí độc, bình cứu hỏa mini,…
Những kiến thức về nguyên nhân cháy nổ và loại bình chữa cháy phù hợp với nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. |
|
Chuẩn bị trang thiết bị PCCC: | – Cửa chống cháy: Có nhiệm vụ ngăn chặn sự lây lan của lửa và khói trong thời gian nhất định, trường hợp khi xảy ra cháy nổ. Đừng Bỏ Lỡ – Liên hệ ngay: 0336.622.616 hoặc Chat Zalo để tư vấn và báo giá Cửa thép chống cháy theo yêu cầu tốt nhất!
– Bình chữa cháy: Là thiết bị phổ biến nhất, có nhiều loại khác nhau, sử dụng các chất chữa cháy khác nhau, như: nước, bột, bọt, khí,… – Lắp đặt hệ thống báo cháy: Nhiệm vụ phát hiện sớm sự cố cháy nổ và báo động để mọi người chủ động sơ tán cũng như chữa cháy. – Hệ thống chữa cháy tự động: Có nhiệm vụ tự động chữa cháy mà không cần đến sự can thiệp của con người khi có sự cố xảy ra. |
|
Có phương án thoát hiểm khi không may xả ra sự cố: | Hơn cả là tuyên truyền hướng dẫn cho mọi thành viên trong gia đình trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra. Xác định điểm tập trung an toàn, hướng thoát hiểm hay các biện pháp hỗ trợ trẻ em, người già,… | |
Tham gia tập huấn PCCC: | Đăng kí tham gia buổi tập huấn do cơ quan PCCC tổ chức để được hướng dẫn sử dụng các thiết bị PCCC hay kỹ năng thoát hiểm hiệu quả. |
Khi xảy ra hỏa hoạn bạn nên:
♥ Luôn giữ bình tĩnh và không được hoảng loạn trong mọi tình huống
Đây là yếu tố tiên quyết quan trọng nhất khi xảy ra hỏa hoạn. Bạn hãy cố gắng giữ trạng thái bình tĩnh và ổn định tâm lý. Để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cùng thao tác di chuyển nhanh chóng và an toàn nhất.
♥ Báo động hỏa hoạn
Hãy nhanh chóng bật chuông báo cháy, hô hoán hoặc bất kỳ phương tiện nào để thông báo động mọi người về nguy hiểm cháy nổ. Liên hệ ngay 114 thông báo tới lực lượng PCCC.
♥ Dập tắt đám cháy, hạn chế sự lan rộng
Khi phát hiện đám cháy, cần nhanh chóng hành động dập tắt ngay từ khi còn là đám cháy nhỏ. Nếu có trang bị bình chữa cháy phù hợp với nguyên nhân gây ra hỏa hoạn, hãy sử dụng ngay lập tức. Nắm rõ hướng dẫn sử dụng, khoảng cách an toàn khi dùng bình chữa cháy.
♥ Chống hít – nhiễm ngạt khói độc
Khi xảy ra hỏa hoạn, nếu hít phải khói độc, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến hệ hô hấp, thậm chí là tử vong. Vì vậy, để bảo vệ bản thân và gia đình, hãy cố gắng giữ thấp và gần mặt đất (vì khói thường bốc lên cao và tích tụ phía trên) khi đang cố gắng di chuyển ra khỏi khu vực cháy. Sử dụng khăn ướt, vải ướt hoặc bất kỳ loại vải nào khác làm ướt nó. Để che mặt, miệng và mũi, có tác dụng lọc bớt khói độc – chất độc hại khi bạn thở. Hoặc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân như thiết bị thở tự động, mặt nạ chống độc,… bạn đã chuẩn bị trước trong kế hoạch thoát nạn.
Hi hữu, nếu không thể di chuyển ra ngoài, hãy tìm nơi chú ẩn an toàn trong nhà. Như: phòng tắm, phòng có cửa sổ,…
♥ Xác định và di chuyển đến lối thoát nạn nhanh chóng và an toàn
Ngay lập tức xác định lối thoát hiểm gần nhất và nhanh chóng di chuyển đến đó. Tuyệt đối không sử dụng thang máy, vì thang có thể mất điện trong lúc di chuyển, bạn sẽ bị mắc kẹt trong thang, khói và nhiệt có thể nhanh chóng lây lan qua hệ thống thông gió đến khu vực thang máy.
Nếu không may, lối thoát hiểm bị chặn hay vật cản, hãy di chuyển đến lối thoát hiểm khác hoặc tìm cách báo hiệu cho người bên ngoài cứu hộ nhanh chóng.
♥ Hỗ trợ thân và người xung quanh
Nếu bạn ở vị thế có thể cung cấp sự giúp đỡ, hãy giúp những thành viên gặp khó khăn trong việc thoát hiểm khỏi khu vực hỏa hoạn. Đặc biệt là những người già, trẻ em và người khuyết tật. Nhanh chóng cung cấp thông tin về vị trí người còn mắc kẹt cho lực lực cứu nạn cứu hộ PCCC. Hãy nhớ rằng khi giúp đỡ bạn cũng cần duy trì sự an toàn cho chính bản thân mình.
Hãy luôn tập trung và giữ bình tĩnh, vì hành động của bạn không chỉ giúp bản thân mà còn có thể hỗ trợ cứu sống được những người xung quanh.
♥ Khi quần áo bị dính cháy
Tình huống khẩn cấp, quần áo của bạn bị bắt lửa, hãy hành động bình tĩnh và nhanh chóng, không hoảng loạn. Đầu tiên bạn cần dừng lại, sau đó nhanh nhất có thể hãy nằm xuống sàn nhà, bắt đầu lăn qua lăn lại liên tục, để dập tắt ngọn lửa. Lăn cho đến khi lửa tắt hoàn toàn. Hoặc nếu có chăn, áo khoác, áo choàng, nhanh chóng lấy quấn chặt quanh người để ngăn không khí tiếp xúc vào, giúp lửa dập nhanh chóng hơn. Hạn chế tháo quần áo khi chạy, vì sẽ làm lửa bùng lên nhanh hơn.
Sau khi thoát khỏi khu vực nguy hiểm, cần kiểm tra ngay các vùng bỏng và xử lý đắp khăn sạch, ướt lên để ngăn nhiễm trùng và giảm đau. Nếu bị bỏng nặng, cần gọi cấp cứu ngay và không được tự ý xử lý vết bỏng lớn sẽ gây nguy cơ biến chứng.
♥ Nên trang bị đồ bảo hộ
Đồ bảo hộ gồm mặt nạ chống độc, giày bảo hộ, quần áo chống cháy, cửa chống cháy, găng tay chịu nhiệt,… giúp bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm như hơi nóng, khói độc, lửa. Và để nắm rõ cách sử dụng an toàn hiệu quả, thì việc tham gia buổi tập huấn với cơ quan chức năng PCCC là điều không nên bỏ qua.
♥ Kỹ năng báo động, kêu cứu
Trong trường hợp cháy nổ, hãy liên hệ ngay đến dịch vụ cứu hỏa khẩn cấp 114. Bình tĩnh, cung cấp thông tin chính xác về vị trí bạn và mức độ nghiêm trọng của đám cháy đang diễn ra. Nếu có thể, hãy thông báo số lượng người đang bị mắc kẹt tại khu vực cháy. Nếu bạn không thể gọi điện, thì nhanh chóng thu hút sự chú ý của người khác bằng cách la hét, bấm còi, hoặc thậm chí là tạo ra tiếng ồn như đập cửa bằng các vật dụng gần đó.
Hãy cố gắng bình tĩnh để có thể truyền đạt thông tin một cách rõ ràng với lực lượng cứu hộ. Vì thông tin càng rõ ràng tiếp nhận sẽ càng chính xác và xử lý nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nhanh nhất có thể hãy cố gắng kích hoạt hệ thống báo cháy tòa nhà. Giúp thông báo mọi người phát hiện, sơ tán và phản ứng hỗ trợ nhanh chóng.
♥ Không quay lại nơi cháy
Sau khi được cứu hộ thoát ra khỏi khu vực cháy an toàn, tuyệt đối không được quay lại khu vực đó dù là bất kỳ lý do gì, khi không có sự bảo vệ cùng trang thiết bị phù hợp. Đây là nguyên tắc an toàn quan trọng để tránh những nguy cơ tiềm ẩn như: Bùng cháy lại, sập đổ do hư hỏng kết cấu, khí độc hại còn lại,…
Nếu người thân của bạn còn mắc kẹt, hãy cung cấp vị trí chính xác để lực lượng cứu hộ tổ chức giải cứu an toàn và chuyên nghiệp.
♥ Kỹ năng sơ cứu vết thương
Bạn cần hiểu và nắm được những kỹ năng sơ cứu cơ bản giúp giảm thiểu những tổn thương do hỏa hoạn gây ra. Như bỏng, trầy xước hay thậm chí là ngạt do hít phải khói độc.
- Bỏng: Sử dụng băng gạc sạch, tấm vải sạch, khăn ướt sạch để tránh nhiễm trùng. Tránh sử dụng đá lạnh.
- Trầy xước: Làm sạch vết thường bằng nước sạch hoặc dung dịch khử trùng. Và băng lại bằng vải sạch.
- Ngạt do khói độc: Đưa ra khỏi khu vực nhiều khói càng nhanh càng tốt để cung cấp không khí sạch. Tùy vào tình trạng của nạn nhân, nếu nạn nhân khó thở, bạn có thể sơ cứu bằng biện pháp hô hấp nhân tạo hoặc CPR.
Những sai lầm dễ mắc phải khi xảy ra sự cố cháy nổ
Khi xảy ra hỏa hoạn, một số sai lầm dễ gặp phải bạn nên tránh để giảm tỷ lệ thương vong do hỏa hoạn gây ra:
- Hoảng loạn: Khi bạn hoảng loạn, mất bình tĩnh có thể sẽ đưa ra những quyết định không đúng đắn và vội vàng. Điều này có thể tăng nguy cơ thương vong cho chính bạn và người thân.
- Không kiểm tra trước khi mở cửa: Có thể làm lửa tràn vào gây nguy hiểm.
- Sử dụng thang máy: Khi xảy ra hỏa hoạn, việc sử dụng thang máy rất nguy hiểm. Vì nó có thể dẫn bạn đến khu vực cháy nổ lớn hoặc mắc kẹt. Thang bộ sẽ là lựa chọn an toàn để bạn di chuyển thoát hiểm
- Bỏ qua hoặc không nhận biết tín hiệu báo động: Hoảng loạn, không chú ý đến các biển báo thoát hiểm, báo động sẽ làm bạn bỏ lỡ lối thoát, thời gian để thoát nạn.
- Dập lửa khi không có kiến thức và trang bị đầy đủ: Sẽ gây nguy cơ thương tích và tăng nguy cơ lan truyền của lửa.
- Di chuyển lên các tầng cao hơn: Việc di chuyển lên tầng cao hơn sẽ khiến bạn bị cô lập và giảm khả năng cứu hộ. Đừng nghĩ rằng càng lên cao sẽ càng an toàn hơn. Trừ trường hợp lên cao bạn có thể đảm bảo an toàn bước qua được mái nhà, cửa sổ hoặc ban công hàng xóm bên cạnh để thoát nạn.
- Không có kế hoạch thoát hiểm: Nếu bạn không nắm rõ các lối thoát hiểm tòa nhà, hay không dự trù phương án sơ tán khi có trường hợp khẩn cấp sẽ dẫn đến sựa chần chừ và di chuyển đến lối thoát không an toàn.
- Giữ người khác lại để lấy đồ đạc: Khi cố gắng lấy những vật dụng cá nhân khi sơ tán sẽ làm chậm quá trình di chuyển và bỏ lỡ thời gian an toàn thoát hiểm cho bạn và gia đình.
- Đeo túi xách nặng: Sẽ làm chậm tốc độ di chuyển đến khu vực an toàn. Gây ảnh hưởng và thương tích cho bạn và người khác.
Tổng kết
Hãy ghi nhớ những kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn, cháy nổ Sky Light đã chia sẻ đến bạn trong bài viết trên đây nhé. Chắc chắn trong trường hợp khẩn cấp, các kỹ năng này sẽ là chìa khóa mang lại sự an toàn tối đa cho gia đình bạn trong giây phút nguy hiểm cận kề.
Hãy theo dõi Sky Light thường xuyên để cập nhập những chia sẻ về kỹ năng PCCC, kỹ năng sử lý tình huống thoát hiểm thoát nạn cháy nổ,… Bên cạnh đó là những sản phẩm cửa chống cháy an toàn cho công trình của bạn.
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Sky Light Việt Nam
- VPGD: Số 09, NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
- Nhà máy sản xuất: CN 04 – 03, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
- Email: sales@cuachongchayskylight.vn
- Hotline: 0336.622.616
kỹ năng thoát hiểm cháy nổ, kỹ năng PCCC