Bạn có đang nhầm lẫn giữa cửa chống cháy và cửa thoát hiểm không?

Phân biệt cửa chống cháy và cửa thoát hiểm

Cửa chống cháy cửa thoát hiểm là hai loại cửa quan trọng trong hệ thống PCCC. Thường được sử dụng trong các công trình cao tầng như chung cư, tòa nhà văn phòng,… cho đến các công trình thương mại, dịch vụ, công cộng như trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,… Mặc dù vậy, không ít người vẫn nhầm lẫn và chưa thực sự hiểu rõ hai loại cửa này. Bởi bản chất chúng đều đảm bảo an toàn khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra và không có sự khác biệt quá lớn.

Trong bài viết dưới đây, Sky Light sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu chi tiết về điểm giống và khác nhau của cửa chống cháycửa thoát hiểm. Giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn trước khi lựa chọn và sử dụng cho công trình, đối với từng vị trí.

Cách phân biệt cửa chống cháy và cửa thoát hiểm
Cửa chống cháy Sky Light

Báo giá Cửa chống cháy và cửa thoát hiểm tại Sky Light. Liên hệ ngay: 033.66.22.616 hoặc Chat Zalo để hỗ trợ nhanh và tốt nhất!

Điểm giống nhau giữa cửa chống cháy và cửa thoát hiểm

Cửa chống cháycửa thoát hiểm đều có những đặc điểm nổi bật như:

Đảm bảo an toàn: Cả hai loại cửa này đều được thiết kế đặc biệt để bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ cháy nổ. Giúp giảm thiểu tối đa tổn thất về người khi có sự cố khẩn cấp xảy ra.

Lắp đặt tại những vị trí trọng điểm: Cả hai loại cửa thường được lắp đặt tại những khu vực quan trọng. Như lối thoát hiểm, hành lang, cầu thang bộ hay các khu vực dễ có nguy cơ xảy ra cháy nổ.

Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn: Cả hai loại cửa đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn do cơ quan chức năng quy định. Để đảm bảo hiệu quả tối đa khi có sự cố xảy ra.

Cách phân biệt cửa chống cháy và cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm Sky Light

Điểm khác nhau giữa cửa chống cháy và cửa thoát hiểm

Mặc dù có những điểm tương đồng, cửa chống cháy và cửa thoát hiểm vẫn có những khác biệt cơ bản về cấu tạo, chức năng và cách sử dụng. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa hai loại cửa này.

Cửa chống cháy Cửa thoát hiểm

Về cấu tạo

  • Được làm từ vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao như thép, inox hoặc kính chống cháy.
  • Sử dụng lõi chống cháy MgO, có khả năng chống cháy trong một khoảng thời gian nhất định, từ 60 đến 120 phút. Theo tiêu chuẩn chống cháy EI. Tùy thuộc vào yêu cầu của công trình.
  • Cửa chống cháy sử dụng gioăng chống cháy. Giúp ngăn chặn khói độc lan rộng đến những khu vực an toàn.
  • Hệ thống phụ kiện chắc chắn, khóa an toàn đảm bảo quy định PCCC.
  • Chủ yếu được làm từ thép hoặc kính cường lực. Nhưng không nhất thiết phải có khả năng chịu nhiệt cao như cửa chống cháy.
  • Thường không có khóa, hoặc có khóa nhưng phải dễ mở từ bên trong. Giúp người dùng có thể thoát ra nhanh chóng và không bị kẹt khi cần di chuyển khẩn cấp.
  • Cửa thoát hiểm có thể là cửa chống cháy, cửa công nghiệp hoặc cửa an toàn. Thường có thời gian chịu lửa thấp hơn cửa chống cháy, khoảng 30 phút – 60 phút.
  • Phụ kiện thanh đẩy thoát hiểm, tay co thủy lực.

Về chức năng

  • Có khả năng ngăn chặn nhiệt và lửa lan rộng trong phạm vi nhất định. Giúp giảm thiểu nguy cơ lan truyền hỏa hoạn từ khu vực này sang khu vực khác. Tạo điều kiện an toàn hơn cho việc cứu hộ cứu nạn và sơ tán.
  • Cửa chống cháy thường được đóng kín trong suốt quá trình cháy để hạn chế sự lây lan của lửa và khói.
  • Mục đích chính của cửa thoát hiểm là tạo lối thoát an toàn khi có sự cố hỏa hoạn. Cửa này thường dẫn đến các khu vực thoát hiểm như cầu thang bộ hoặc khu vực bên ngoài tòa nhà.
  • Khi có sự cố, cửa thoát hiểm hoạt động với cơ chế mở nhanh chóng. Đảm bảo người dùng có thể thoát khỏi khu vực nguy hiểm một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Về vị trí lắp đặt

  • Thường được lắp đặt ở các khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ như hành lang, khu vực ngăn cách giữa các phòng hoặc tầng trong tòa nhà.
  • Một số công trình cũng lắp đặt cửa chống cháy ở lối vào cầu thang thoát hiểm để ngăn cháy lan rộng qua các tầng.
  • Thường được lắp đặt ở những vị trí có thể dẫn đến lối thoát hiểm, lối đi khẩn cấp hay các khu vực bên ngoài tòa nhà. Được lắp đặt ở những vị trí dễ tiếp cận, nơi mọi người có thể thoát ra ngoài nhanh chóng.
  • Cửa này cũng có thể lắp đặt ở cuối hành lang hoặc các khu vực dễ tiếp cận trong trường hợp khẩn cấp. Có biển báo chỉ dẫn lối thoát hiểm.

Tham khảo: Chức năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ chế hoạt động của cửa thoát hiểm

Khi nào nên sử dụng cửa chống cháy và cửa thoát hiểm?

Cửa chống cháy nên được sử dụng ở các khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ. Đặc biệt là trong các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, trung tâm thương mại, và khu công nghiệp. Đây là những nơi yêu cầu mức độ an toàn cao. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho mọi người.

Cửa thoát hiểm phù hợp cho các khu vực yêu cầu lối thoát an toàn trong trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn như cầu thang bộ, các tầng hầm, hoặc khu vực dẫn ra ngoài trời. Tại các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, khách sạn, quán karaoke,… cũng thường lắp đặt cửa thoát hiểm ở các vị trí dễ tiếp cận.

Cửa thép chống cháy Sky Light

Có thể thấy rằng, cửa chống cháycửa thoát hiểm đều đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo an toàn khi có hỏa hoạn xảy ra. Nhưng chúng lại có cấu tạo và chức năng khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại cửa này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác cho công trình. Đồng thời đảm bảo an toàn tối đa cho mọi người khi có sự cố.

Hi vọng rằng, qua bài viết này, Sky Light đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Với góc nhìn nhìn tổng quan hơn về từng sản phẩm, nhu cầu sử dụng phù hợp. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc liên quan cần được giải đáp. Hãy liên hệ ngay với Sky Light để được hỗ trợ:

Hotline Sky Light: 033.66.22.616

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *